Hồi còn là sinh viên,ấtlượngđầuvàođạihọcxưacaohơhyuna tôi thường bỏ tiết khoảng 30%, có môn gần như 100%, nghĩa là đến được buổi đầu tiên và cuối cùng. Lý do tôi bỏ tiết bởi đến lớp nghe giảng không thấy có gì mới hay khác lạ so với những thứ đã viết trong sách, thậm chí có trường hợp còn không đầy đủ bằng.
Sau này đi dạy, tôi không bao giờ điểm danh học trò. Tôi cho đánh giá học kỳ không phân biệt việc đi học đầy đủ hay không mà chỉ dựa vào kết quả bài thi. Ngay cả những bạn đi học rất chăm chỉ vẫn có thể nhận điểm không tốt bằng các bạn đi học không thường xuyên.
Sinh viên được xem lại bài thi để biết mình làm đúng sai như thế nào và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài làm và điểm đánh giá. Tuy mất công sức nhưng giúp ích được nhiều cho việc học của các bạn.
Một số người cho rằng "ngày xưa ít người vào được đại học không phải chất lượng đại học ngày xưa cao, mà là do ít trường, trình độ sinh viên cũng không bằng ngày nay". Tôi không đồng tình hoàn toàn với phát biểu này vì:
Thứ nhất, ngày xưa, để vào được đại học quả thực phải học phổ thông rất tốt. Đó là do đầu vào ngày xưa được kiểm soát siêu chặt. Các bạn cứ thử so bộ đề thi ngày xưa với ngày nay thì thấy ngay. Tôi thì cho rằng mặt bằng chung, chất lượng đầu vào đại học ngày xưa cao hơn ngày nay rất nhiều.
Thư hai, nói "chất lượng các trường đại học ngày xưa không bằng ngày nay" là không hoàn toàn đúng. Về cơ sở vật chất thì các trường ngày nay hơn rất nhiều ngày xưa. Về con người thì ngày nay có nhiều giảng viên được tiếp thu các tiến bộ khoa học hơn trước, đặc biệt nhóm được gửi đi đào tạo ở nước ngoài về.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trường chưa thay đổi cách tiếp cận mới, và thậm chí một số giảng viên chất lượng còn tệ hơn so với ngày xưa, do đầu vào giảng viên kém hơn.
Thứ ba, ngày xưa đúng là số lượng trường đại học không nhiều, và mỗi trường cũng tuyển rất ít sinh viên hệ đại học. Tuy nhiên tỷ lệ các trường đào tạo nghề, cao đẳng so với đại học lại hợp lý hơn.
Ngày nay có quá nhiều trường đại học và quá nhiều loại chất lượng, sản xuất ra quá nhiều cử nhân, kỹ sư, thậm chí thạc sĩ, tiến sĩ. Trong khi nhu cầu lao động nghề thì lại thiếu. Nếu sinh viên ra trường không thể đáp ứng được yêu cầu thực tế thì học phí của trường đó sẽ là rất đắt vì lãng phí mấy năm theo học của các bạn trẻ.
Tôi có cái may là cho đến nay sinh viên đến lớp khá đầy đủ, và nhiều bạn đến lớp vì thích nghe giảng và thích tìm hiểu sâu về chuyên môn. Đó thực sự là niềm vui và động lực ngược lại cho việc làm nghề đào tạo.
Một trong những thách thức đối với giảng viên hiện nay là chất lượng đầu vào sinh viên nói chung có xu hướng thấp hơn so với ngày trước. Do đó việc giảng dạy lại cần kỳ công hơn.
3T
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.